CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHẤT TINH

Cung cấp giải pháp pháp xử lý rác thải lây nhiễm tự động-an toàn

Lò đốt rác thải y tế và sự khác biêt với lò hấp

Thứ 7, 29/07/2017, 08:17 GMT+7

Từ trước đến nay, tại Việt Nam hầu như mới chỉ biết đến lò đốt rác thải y tế nguy hại, bao gồm lò đốt 2 buồng nhập khẩu từ các nước phát triển như từ Thụy Sĩ, Mỹ, Bỉ, Pháp, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi... và một số lò đốt sản xuất trong nước. Đến nay, cả nước có khoảng trên 500 lò đốt rác thải y tế cho khoảng hơn 60% chất thải lây nhiễm phát sinh từ các bệnh viện và cơ sở y tế. Ngoài ra, một số bệnh viện còn sử dụng lò đốt thủ công tự xây hoặc thiết kế đơn giản để xử lý chất thải lây nhiễm. Tuy nhiên, số lò đốt hiện đại, đốt tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường còn ít. Số còn lại là các lò đốt công suất nhỏ và trung bình, hoặc lò đốt thủ công để phục vụ xử lý chất thải tại chỗ hoặc cho cụm BV, trong đó có nhiều lò đốt đã cũ, không được sử dụng thường xuyên hoặc vận hành không hết công suất, nhiều lò đốt không có hệ thống xử lý khí thải, nên không thể kiểm soát được các khí độc hại như điôxin, furan, là những khí thải có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe cũng như môi trường. Các chi phí vận hành, chi phí bảo trì, bảo dưỡng tương đối cao.

lò đốt rác thải y tế

Lò đốt rác thải y tế tại tỉnh Quãng Ngãi

Tại các nước phát triển công nghệ lò đốt rác thải y tế được thay thế bằng các công nghệ không đốt bao gồm: Quá trình nhiệt – khử khuẩn bằng nhiệt ướt như nòi hấp hay hệ thống hấp ướt tiên tiến, khử khuẩn bằng nhiệt khô, công nghệ vi sóng, plasma…; Phương pháp hóa học; Phương pháp bức xạ - tia cực tím, cobalt; Phương pháp xử lý sinh học – xử lý bằng enzym. Trong số các công nghệ trên, hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng 2 công nghệ để thay thế lò đốt rác thải y tế là công nghệ hấp ướt khử trùng và công nghệ vi sóng.

Việc áp dụng công nghệ khử khuẩn sẽ mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường và quản lý vì chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn so với phương pháp thiêu đốt; không phát sinh các khí độc hại, đặc biệt là dioxin và furan; không phát sinh tro xỉ độc hại; chất thải sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường; kiểm soát chất lượng khử khuẩn, điều này ngành y tế hoàn toàn có thể làm chủ và thực hiện được vì các bệnh viện lớn đều có khoa vi sinh, thuận tiện và tính khả thi cao hơn so với việc kiểm soát khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

Bảng tổng hợp so sánh lò đốt chất thải y tế và thiết bị hấp ướt:

Lò đốt rác thải y tế

Lò hấp ướt rác thải y tế
- Sử dụng dầu hoặc gas để xử lý

(theo số liệu thống kê  1 kg chất thải cần 1,75L dầu, 1 kg chất thải ướt cần  3 – 4L dầu)

- Không sử dụng nguyên liệu đốt (dầu, gas)
- Nguồn chính phát sinh ra dioxin, furan và thủy ngân. - Không phát sinh các khí thải độc hại như các khí CO2, CH4, furan, dioxin.…
- Phát sinh mùi và khói. - Không phát sinh mùi, phát sinh khói.
- Tro xỉ độc hại sau quá trình đốt chứa kim loại nặng - Không phát sinh chất thải thứ cấp.
- Chi phí vận hành cao

(chi phí bệnh viện tự xử lý: 27.006-29.334 VNĐ/kg

Chi phí bệnh viện thuê đơn vị xử lý: 14.805–22.000 VNĐ/kg – Cục Quản lý Môi trường Y tế, 2016)

- Chi phí vận hành thấp.

(Chi phí vận hành trong 2 năm đầu (tùy thuộc số mẽ hoạt động 1 ngày) dao động khoảng 200 – 800 VNĐ/kg, bắt đầu từ năm 3 chi phí tăng nhưng không cao, do phải thay thế một số phụ tùng của thiết bị)

- Nhân viên vận hành cần có chuyên môn cao. - Nhân viên vận hành không cần chuyên môn cao

(Thiết bị khép kín và tự động, dễ vận hành)

- Tuổi thọ thấp do vận hành chưa đúng kỹ thuật. - Tuổi thọ của thiết bị và độ bền cao. (trên 20 năm)
- Diện tích lắp đặt lớn. - Diện tích lắp đặt thiết bị nhỏ, gọn.

 

 

 

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc