CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHẤT TINH

Cung cấp giải pháp pháp xử lý rác thải lây nhiễm tự động-an toàn

Lượng chất thải y tế nguy hại tại Cần Thơ đang tăng nhanh

Thứ 5, 12/07/2018, 09:05 GMT+7

Nguyên nhân dẫn tới lượng chất thải y tế nguy hại tại TP. Cần Thơ tăng nhanh được cho là chủ yếu do các bệnh viện tăng tỉ lệ sử dụng các dụng cụ, vật tư y tế tiêu hao dùng một lần; các đơn vị chưa có biện pháp quản lý chất thải y tế hữu hiệu và an toàn…

TT Cơ sớ khám chữa bệnh Kết quả năm 2017
Chất thải y tế nguy hại lây nhiễm (tấn/năm) Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm (tấn/năm) Chất thải y tế thông thường (tấn/năm)
1 Bệnh viện Nhi đồng 16,32 0,329 697,48
2 Bệnh viện Y học cồ truyền 2.686 0.024 0.277
3 Bệnh viện Da liễu 0,908 0,142 0,18
4 Bệnh viện Lao và bệnh phổi 4,87 0,417 25,2
5 Bệnh viện Ung bướu 12,724 2,834 251,316
6 Bệnh viện Tâm thần 0,218 0,1 13
7 Bệnh viện Huyết học truvền máu 1,51 0,255 25,2
8 Bệnh viện Mắt Răng Hàm Mặt 1,75 0,1 4,26
9 Bệnh viện Tai Mũi Họng 2,106 0.324 13,5
10 Bệnh viện Phu sản 35,632 0,8 1080
11 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ 126,427 14.753 831,323
12 Bệnh viện Quân y 121 18.316 1.5 1440
13 Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ 17,28 1,26 90
14 Bệnh viện Tim mạch 3,473 0,1 12

Theo kế hoạch của UBND TP Cần Thơ, tính đến tháng 6-2018, tuyến TP có 23 cơ sở y tế do Sở Y tế quản lý và 2 bệnh viện do Bộ Y tế quản lý. Tuyến quận, huyện có 21 cơ sở y tế. Tuyến xã, phường, thị trấn có 85 trạm y tế. Ngoài ra, trên địa bàn còn quản lý 1.061 cơ sở hành nghề y tư nhân bao gồm phòng khám đa khoa, chuyên khoa.

Năm 2017, lượng chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện và trung tâm y tế phát sinh khoảng 1.292 kg/ngày. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trong thời gian qua đã được chú trọng, các đơn vị thường xuyên được đào tạo về công tác quản lý chất thải y tế, ý thức của cán bộ y tế nói chung và của cán bộ trực tiếp vận hành xử lý rác thải y tế nói riêng đã cải thiện rõ nét thông qua hoạt động phân loại rác theo đúng quy định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc như: Lượng chất thải y tế nguy hại tăng lên nhanh do tăng tỉ lệ sử dụng các dụng cụ, vật tư y tế tiêu hao dùng một lần; tăng số lượng giường bệnh ở cơ sở điều trị từ tuyến quận, huyện trở lên kèm theo việc tăng ứng dụng kỹ thuật cao trong tất cả các khâu từ khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị; các đơn vị chưa có biện pháp quản lý chất thải y tế hữu hiệu và an toàn; một số đơn vị đã được đầu tư lò đốt song một số đã cũ, hư hỏng, sử dụng dầu để đốt gây ô nhiễm môi trường; hệ thống thu gom và xử lý chất thải vốn được thiết kế theo số giường bệnh nhưng bên cạnh lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn còn một lượng lớn rác thải phát sinh từ các hoạt động thăm nuôi của người nhà bệnh nhân và các hoạt động dịch vụ khác trong bệnh viện.

Theo kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn TP Cần Thơ cho thấy, Sở Y tế TP là chủ đầu tư dự án xử lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thuộc dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP Cần Thơ là đơn vị xử lý. Về năng lực xử lý, dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thuộc dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện với công suất xử lý 140 kg/giờ x 16 giờ/ngày = 2.240 kg/ngày. Dự án với công nghệ không đốt (hấp nhiệt ướt) kết hợp nghiền cắt nên chỉ được phép xử lý chất thải y tế lây nhiễm.

Địa điểm thực hiện dự án là tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP Cần Thơ. Phạm vi xử lý: Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế lây nhiễm cho 14 bệnh viện gồm: Nhi đồng, Y học cổ truyền, Da liễu, Lao và Bệnh phổi, Ung bướu, Tâm thần, Huyết học Truyền máu, Mắt Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Phụ sản, Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Quân y 121, Trường ĐH Y dược Cần Thơ, Tim mạch.

Nguồn: NLD

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc